So sánh sản phẩm

Những điều cần biết về vị trí Quản lý công trình

Để hoàn thiện một công trình nội thất và làm hì lòng khách hàng trong quá trình thi công thì chắc chắn không thể thiếu vai trò của người quản lý công trình. Công việc này đòi hỏi có chuyên môn giỏi, tinh thần trách nhiệm cao để có thể đảm bảo được chất lượng và tiến độ lắp đặt. Vậy người quản lý công trình nội thất của Nhà Đại Khang cần làm những gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Quản lý công trình nội thất là gì?

Quản lý thi công nội thất chính là việc đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công việc của từng hạng mục thợ thi công. Theo sát các hoạt động lắp đặt tại công trình, đảm bảo hoàn thiện nội thất theo đúng thiết kế đã duyệt và kỹ thuật đúng với tiêu chuẩn hợp đồng đã ký kết.

Bên cạnh đó, người quản lý công trình cầm đảm bảo an toàn lao động trong quá trình lắp đặt và sử dụng. Tóm lại, quán lý công trình thi công nội thất có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, xử lý và nghiệm thu, đồng thời báo cáo công việc tại công trình cho gia chủ và công ty.

Quản lý công trình nội thất là vị trí quan trọng mang đến công trình hoàn hảo

Quy trình quản lý thi công nội thất vô cùng quan trọng bởi nó quyết định chất lượng sau này và tính thẩm mỹ của công trình. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, quan sát, kiểm tra từng chi tiết và luôn lấy chất lượng làm tiêu chí hàng đầu.

Và đối với gia chủ, có sự xuất hiện của người quản lý thi công tại công trình cũng giúp hạn chế các rủi ro và phát sinh không đáng có. Từ đó tối ưu được thời gian, công sức và chi phí thi công nội thất.

Những việc người quản lý thi công nội thất của Nhà Đại Khang cần làm

Đối với các công trình thi công nội thất, các quản lý công trình của Nhà Đại Khang cần đảm bảo thực hiện tất cả những công việc sau:

Khảo sát mặt bằng và kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng hồ sơ thiết kế nội thất

Đây là bước quan trọng và đầu tiên trong công tác giám sát thi công nội thất. Các kỹ sư có nhiệm vụ khảo sát mặt bằng để chắc chắn rằng điều kiện thi công đạt chuẩn, trong trường hợp mặt bằng chưa đủ điều kiện thi công sẽ phải đưa ra phương án và bàn bạc với gia chủ để khắc phục, tạo điều điện thi công thuận lợi nhất.

 

Bên cạnh đó, người quản lý công trình tại Nhà Đại Khang có nhiệm vụ kiểm tra và đánh giá chi tiết hồ sơ thiết kế thi công, đảm bảo đúng quy định kỹ thuật, phù hợp với hiện trạng. Nếu phát hiện những vấn đề còn thiếu sót sẽ đề ra giải pháo hiệu quả, đảm bảo chất lượng thi công giảm thiểu phát sinh chi phí.

Xây dựng kế hoạch triển khai thi công

Người quản lý công trình sẽ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch thi công nội thất từ khâu nhập vật tư, tiến hành sản xuất và lắp đặt hoàn thiện. Từng hạng mục thi công đều cần có thời gian thực hiện cụ thể và nên được sắp xếp phù hợp với điều kiện thi công của gia chủ. Việc này nhằm đảm bảo tiến độ thi công luôn đảm bảo, tránh công trình thi công kéo dài dẫn đến phát sinh chi phí lắp đặt.

Theo sát quá trình sản xuất đồ nội thất 

Kỹ sư giám sát cần chịu trách nhiệm bao quát và giám sát tất cả các hạng mục thi công nội thất. Từ việc kiểm tra nguyên vật liệu đưa vào sử dụng có đúng với những gì hợp đồng cam kết hay không. 

Giám sát quá trình sản xuất đồ nội thất tại xưởng 

Bên cạnh đó, người quản lý cần giám sát quá trình sản xuất đồ nội thất, đảm bảo đúng với bản vẽ và tiến độ, để kịp thời phát hiện những sai sót và kịp thời đưa ra các phương án chỉnh sửa cho hiệu quả. Và khi vận chuyển đồ nội thất lên công trình lắp đặt cần kiểm tra lại chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng đóng gói, để đảm bảo đồ nội thất không có bất kỳ lỗi sai nào. 

Quản lý và chỉ đạo lắp đặt tại công trình

Tại công trình lắp đặt, người quản lý thi công nội thất của Nhà Đại Khang cần kiểm soát được chất lượng triển khai thi công. Theo sát và đưa ra chỉ đạo cũng như hướng dẫn kịp thời cho thợ thi công khi có phát sinh tại công trình, đảm bảo sản phẩm được hoàn thiện tốt nhất.

Quản lý, chỉ đạo công việc lắp đặt tại công trình

Một số đơn vị khác, giám sát công trình không hướng dẫn thợ thi công những chi tiết khó, dẫn đến sai sót và phải sửa chữa lại nhiều lần khiến sản phẩm cuối cũng không được hoàn hảo. 

Bên cạnh đó, người quản lý công trình cần kiểm soát được vật tư tại công trình để tránh việc thất thoát, gây phát sinh chi phí thi công của gia chủ. Và đảm bảo nhà của khách hàng được bao quản tốt nhất, không phát sinh những trường hợp đáng tiếc nào.

Đảm bảo tiến độ thi công chuẩn

Người quản lý công trình chịu trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở thi công từng hạng mục, đảm bảo được tiến độ thi công đúng như trong hợp đồng. Ngoài ra, sẽ nghiên cứu và đề xuất những giải pháp gấp rút thực hiện thi công đúng thời gian nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng thi công theo quy định.

Báo cáo định kỳ về tình hình tại công trình

Việc báo cáo định kỳ về tình hình tại công trình luôn được các kỹ sư tại Nhà Đại Khang thực hiện đúng theo quy định. Nhà Đại Khang luôn yêu cầu báo cáo thi công định kỳ về tiến độ thi công, chất lượng hàng tháng, luôn cập nhật những hạn chế còn tồn tại trong những phương án thi công và đề xuất hướng xử lý tốt nhất cho gia chủ.

Báo cáo định kỳ về tình hình tại công trình

Việc báo cáo định kỳ về tình hình tại công trình luôn được các kỹ sư tại Nhà Đại Khang thực hiện đúng theo quy định. Nhà Đại Khang luôn yêu cầu báo cáo thi công định kỳ về tiến độ thi công, chất lượng hàng tháng, luôn cập nhật những hạn chế còn tồn tại trong những phương án thi công và đề xuất hướng xử lý tốt nhất cho gia chủ.

Nghiệm thu hạng mục thi công và toàn bộ công trình

Nhiệm vụ cuối cùng của người quản lý công trình tại Nhà Đại Khang là thực hiện nghiệm thu với khách hàng và đối tác một cách minh bạch và rõ ràng. Khi công trình đã hoàn tất nghiệm thu thì kỹ sư của Nhà Đại Khang sẽ hướng dẫn khách hàng cách sử dụng và bảo quản đồ nội thất như thế nào để đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm.

 

 

Tags:,

Tin cùng danh mục

Tin liên quan